Công ty có vốn nước ngoài cần nộp những loại báo cáo gì ? Ở đâu?

Công ty có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định về báo cáo tài chính và thực hiện các báo cáo đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh liên quan đến vốn đầu tư nước ngoài. Dưới đây là các loại báo cáo quan trọng mà công ty có vốn nước ngoài cần nộp và nơi nộp:

  1. Báo cáo hoạt động đầu tư

Báo cáo hoạt động đầu tư là một tài liệu tổng hợp các thông tin và dữ liệu liên quan đến các hoạt động đầu tư của một tổ chức hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo này thường được chuẩn bị để cung cấp cho các cổ đông, nhà đầu tư, hoặc bộ quản lý, nhằm đánh giá hiệu suất và tiến độ của các khoản đầu tư.

Báo cáo hoạt động đầu tư thường bao gồm thông tin về các khoản đầu tư đã thực hiện, các giao dịch mua bán cổ phiếu hoặc tài sản khác, kết quả tài chính liên quan đến các hoạt động đầu tư, các chiến lược đầu tư và các quyết định đầu tư trong tương lai.

Mục tiêu chính của báo cáo hoạt động đầu tư là cung cấp cái nhìn tổng quan và đánh giá về việc sử dụng vốn đầu tư, hiệu quả của các quyết định đầu tư, và các chiến lược tương lai. Điều này giúp các bên liên quan đánh giá và ra quyết định thông minh về việc đầu tư trong tương lai.

Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI định kì quy định tại Điều 72 Luật Đầu tư 2020 như sau:

– Hằng quý, hằng năm, doanh nghiệp FDI thực hiện dự án đầu tư báo cáo về tình hình thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn.

– Báo cáo gồm các nội dung sau:

+ Vốn đầu tư thực hiện;

+ Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh;

+ Thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước;

+ Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển;

+ Xử lý và bảo vệ môi trường;

+ Các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;

– Doanh nghiệp FDI thực hiện báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

Thời gian báo cáo hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI quy định tại Điều 102 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:

– Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm các nội dung:

+ Vốn đầu tư thực hiện;

+ Doanh thu thuần;

+ Xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Lao động;

+ Thuế và các khoản nộp ngân sách;

+ Tình hình sử dụng đất, mặt nước.

– Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31/3 năm sau của năm báo cáo, gồm các nội dung sau:

+ Chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận;

+ Thu nhập của người lao động;

+ Các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.

  1. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

Các loại báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP như sau:

– Doanh nghiệp FDI lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

+ Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm;

+ Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án;

+ Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án;

+ Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;

+ Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.

Thời gian báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư quy định tại điểm a khoản 11 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP như sau:

– Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10/7 của năm báo cáo;

– Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10/02 năm sau;

– Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.

Lưu ý: Các loại báo cáo về giám sát đánh giá đầu tư được áp dụng đối với những dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công 2019, Luật Xây dựng 2014; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.

Ngoài ra, nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:

– Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;

– Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;

– Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);

  1. Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng

Căn cứ vào khoản 1 Điều 40 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

Doanh nghiệp FDI có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

  1. Báo cáo tài chính

Thời gian nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp FDI quy định tại điểm a khoản 2 Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC về thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

Doanh nghiệp FDI phải nộp Báo cáo tài chính tại Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính. (Quy định tại khoản 5 Điều 110 Thông tư 200/2014/TT-BTC)

  1. Báo cáo tình hình sử dụng lao động

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thời gian báo cáo tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp FDI như sau:

– Định kỳ 06 tháng thì nộp báo cáo trước ngày 05 tháng 6;

– Hằng năm thì thời gian nộp trước ngày 05 tháng 12;

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật M.J về việc công ty có vốn nước ngoài cần nộp những loại báo cáo gì ? Ở đâu?. Trong quá trình thực hiện và tìm hiểu có bất cứ vấn đề gì hãy liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được hướng dẫn một cách chi tiết và cụ thể nhất. Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật M.J qua các thông tin sau:

– Zalo: 0814 9 67899

– Email: tuvanluat.mj@gmail.com

– Địa chỉ: Số 139 Phố Kẻ Vẽ, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội