Giải thể chi nhánh
Chi nhánh hiện là một trong những cơ sở thay mặt công ty mẹ tiến hành giao dịch và kinh doanh, giúp chủ sở hữu mở rộng thị trường kinh doanh. Tuy nhiên thì có thể vì nhiều lý do khác nhau, hoạt động không hiệu quả, các chủ sở hữu muốn giải thể chi nhánh hay còn gọi là chấm dứt hoạt động của chi nhánh. Bài viết dưới đây Luật M.J hướng dẫn những vấn đề cơ bản đối với vấn đề trên theo một số quy định hiện hành của pháp luật.
1. Chi nhánh là gì? Đặc điểm của chi nhánh?
Chi nhánh, theo Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, được định nghĩa là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh. Chi nhánh có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của công ty, bao gồm cả việc đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh chỉ được đăng ký ngành, nghề kinh doanh theo danh mục ngành, nghề của doanh nghiệp.
Qua khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của chi nhánh như sau:
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được thành lập hợp pháp; có tài khoản riêng và có thể có con dấu;
- Có thể hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc;
- Là đơn vị phụ thuộc nên chi nhánh không có tư cách pháp nhân, phải chịu sự quản lý tài chính của doanh nghiệp (Kể cả khi chi nhánh lựa chọn hạch toán độc lập thì vẫn phải gửi báo cáo về công ty để làm báo cáo hợp nhất);
- Chi nhánh nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp và hoạt động trong phạm vi ủy quyền;
- Chi nhánh có thể được tổ chức và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam cũng như nước ngoài;
- Chi nhánh có quyền đăng ký một phần hoặc toàn bộ ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Các trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh
Theo Điều 213 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh sẽ chấm dứt hoạt động trong các trường hợp:
– Chấm dứt theo quyết định của chính doanh nghiệp;
– Chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, lý do cụ thể như sau:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh là giả mạo;
- Chi nhánh ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế;
- Theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
Lưu ý: Doanh nghiệp phải hoàn thành tất cả các nghĩa vụ đối với cơ quan thuế, thực hiện hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động khi giải thể chi nhánh.
3. Trình tự giải thể chi nhánh
Dưới đây là các bước chi tiết để giải thể chi nhánh công ty:
Bước 1: Hoàn thành các nghĩa vụ thuế và nộp hồ sơ chấm dứt mã số thuế
- Chủ sở hữu công ty soạn hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế chi nhánh và gửi về cho cơ quan thuế;
- Trong 2 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ cập nhật trên hệ thống đăng ký thuế trạng thái của doanh nghiệp sang “Người nộp thuế ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế”;
- Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan thuế gửi Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế cho người nộp thuế.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh
Doanh nghiệp soạn hồ sơ giải thể chi nhánh để nộp tại Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh hoạt động.
Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể chi nhánh của công ty
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh, công ty phải nộp hồ sơ đến Phòng ĐKKD. Tùy từng địa phương mà công ty có thể lựa chọn một trong các phương thức sau để nộp hồ sơ:
– Nộp trực tiếp tại Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh hoạt động, đóng phí, lệ phí và nhận Giấy biên nhận trực tiếp;
– Nộp hồ sơ online bằng chữ ký số cá nhân hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn);
– Nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến địa chỉ của Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh hoạt động.
4: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong vòng 02 ngày làm việc, Phòng ĐKKD và cơ quan thuế sẽ trao đổi, xác nhận về tình trạng nộp thuế của chi nhánh.
Bước 5: Trả kết quả
Nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, Phòng ĐKKD thực hiện chấm dứt hoạt động của chi nhánh và ra thông báo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trên đây là một số nội dung cơ bản để tiến hành giải thể chi nhánh công ty, tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian tìm hiểu và có kinh nghiệm thực hiện thủ tục này. Để có thể tiết kiệm thời gian và thực hiện giải thể chi nhánh một cách nhanh chóng, quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật M.J qua các thông tin sau:
– Zalo: 0814 9 67899
– Email: tuvanluat.mj@gmail.com
– Địa chỉ: Số 139 Phố Kẻ Vẽ, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội