Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh là một trong những hình thức được doanh nghiệp lựa chọn khi muốn mở rộng quy mô, thị trường sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sẽ có nhiều lý do dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả, do đó chủ sở hữu thường có nhu cầu đóng địa điểm kinh doanh. Vậy thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh như thế nào? Cần lưu ý những gì khi thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh? Những vướng mắc thường gặp phải khi thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật M.J để hiểu hơn về vấn đề này.
1. Thế nào là địa điểm kinh doanh
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp có quy định là Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể ở bên ngoài trụ sở chính của công ty và địa điểm kinh doanh công ty có những đặc điểm như sau:
– Không phải là một pháp nhân độc lập, không có con dấu riêng, Không ký kết hợp đồng độc lập được;
– Phục vụ hoạt động một số hoặc toàn bộ những ngành nghề kinh doanh công ty mẹ đang thực hiện;
– Hạch toán thuế phụ thuộc vào công ty mẹ.
2. Khi nào doanh nghiệp được thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
Để có thể thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
– Đóng địa điểm kinh doanh phải có quyết định của doanh nghiệp và phải thực hiện thủ tục thông báo đóng địa điểm kinh doanh theo quy định;
– Phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
– Doanh nghiệp phải chất dứt hoạt động địa điểm kinh doanh tại địa chỉ đó sau khi thông báo đóng địa điểm kinh doanh;
– Địa điểm kinh doanh đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế.
3. Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
Theo quy định hiện hành của Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01//2021/NĐ-CP về hướng dẫn các thủ tục hành chính của doanh nghiệp, để có thể thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, chủ sở hữu cần chuẩn bị những hồ sơ, tài liệu sau:
– Thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh theo mẫu. Nội dung thông báo đóng địa điểm kinh doanh có những nội dung thông tin như sau: Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp; Địa chỉ doanh nghiệp; Tên địa điểm kinh doanh; Mã số địa điểm kinh doanh; Địa chỉ địa điểm kinh; Lý do đóng địa điểm kinh doanh.
– Văn bản ủy quyền của người có thẩm quyền cho người nhận ủy quyền đi thực hiện hồ sơ;
– Giấy tờ tùy thân: CMND/ Căn cước công dân, Hộ chiếu của người đi nộp hồ sơ.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:
– Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi chi nhánh đặt trụ sở chính;
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia (Đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc nộp qua mạng).
Bước 3: Trả kết quả
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.
3. Đóng nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì có gộp chung vào một hồ sơ được không?
Trong quá trình hoạt động và mở rộng doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể lập rất nhiều địa điểm kinh doanh tại những địa chỉ khác nhau và khi thực hiện thủ tục mở địa điểm kinh doanh này thì có thể tại cùng một thời điểm hoặc cũng có thể ở các thời điểm khác nhau. Có nhiều doanh nghiệp hỏi khi thực hiện thủ tục chấm dứt nhiều địa điểm kinh doanh của cùng một công ty thì có thực hiện được đồng thời cùng một lúc được không? và thực hiện tại một cơ quan nhà nước được không?
Câu trả lời là doanh nghiệp có thể thực hiện song song đồng thời chấm dứt các địa điểm trong cùng một khoảng thời gian nhất định khi công ty không có nhu cầu hoạt động. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải làm hồ sơ thực hiện chấm dứt địa điểm kinh doanh khác nhau vì địa điểm kinh doanh có thể ở nhiều tỉnh thành, địa phương khác nhau nên phải nộp tại các Sở Kế hoạch – Đầu tư khác nhau thậm chí ngay trong cùng một tỉnh thì cũng phải làm ra các hồ sơ khác nhau vì địa chỉ khác nhau và mã số địa điểm kinh doanh khác nhau.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật M.J đối với thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh. Trong trường hợp có bất cứ vấn đề gì thắc mắc về địa điểm kinh doanh cũng như hồ sơ trình tự thủ tục chấm dứt địa điểm kinh doanh hãy liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể chi tiết hơn.