Văn phòng đại diện có phải đóng thuế không

Văn phòng đại diện có phải đóng thuế không

Văn phòng đại diện là một trong những loại hình được các doanh nghiệp hiện nay ưa chuộng, đặc biệt khi có nhu cầu mở rộng thị trường kinh doanh. Vậy theo các quy định hiện hành thì văn phòng đại diện có phải đóng thuế không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật M.J để nắm rõ hơn về vấn đề này.

1. Các quy định chung về văn phòng đại diện

1.1 Văn phòng đại diện là gì?

Căn cứ khoản 2, điều 44, Luật doanh nghiệp năm 2020 giải thích về văn phòng đại diện (VPĐD) là: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ các định nghĩa trên có thể thấy văn phòng đại diện có một số chức năng như:

– Thực hiện hoạt động của văn phòng liên lạc đối với doanh nghiệp;

– Thực hiện hoạt động nghiên cứu, thu thập thông tin và đánh giá nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, khách hàng và đối tác mới.

Có thể thấy chức năng của văn phòng đại diện rất khác biệt so với các đơn vị phụ thuộc khác như chi nhánh, địa điểm kinh doanh. Văn phòng đại diện không tiến hành hoạt động kinh doanh như địa điểm kinh doanh, không thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp như chi nhánh. Chính vì vậy văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh ký kết hợp đồng. 

1.2 Đặc điểm của văn phòng đại diện

– Tên văn phòng đại diện:

  • Tên VPĐD phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên VPĐD phải mang tên doanh nghiệp kèm theo “Văn phòng đại diện”.
  • Tên VPĐD phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

1.2 Tư cách pháp nhân

Như đã trình bày ở trên, căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020 và Bộ luật dân sự 2015 thì văn phòng đại diện chỉ là đơn vị phụ thuộc của công ty, nên VPĐD không có tư cách pháp nhân.

2. Văn phòng đại diện có phải đóng thuế không?

Theo điểm c khoản 3 Điều 3 Thông tư 80/2012/TT-BTC có quy định khi mở văn phòng đại diện phải có mã số thuế và đăng ký thuế. Văn phòng đại diện không cần phải làm báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc duy trì hệ thống kế toán. Nhưng cần thực hiện ghi chép duy trì sổ sách ngân hàng và sổ quỹ tiền mặt để có thể giải trình các luồng tiền được công ty mẹ rót vào văn phòng đại diện.

Văn phòng đại diện nếu thực hiện thanh toán lương, thưởng, phí dịch vụ thì sẽ phải tự thực hiện các thủ tục như:

  • Khấu trừ thuế
  • Kê khai thuế
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế nhà thầu

Ngoài ra văn phòng đại diện phải lập báo cáo tài chính nội bộ nếu công ty mẹ yêu cầu.

Từ các quy định trên văn phòng đại diện phải thực hiện kê khai thuế nếu thực hiện thanh toán lương, thưởng, phí dịch vụ hoặc được công ty mẹ yêu cầu.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp văn phòng đại diện của Công ty nếu chỉ thực hiện việc giao dịch và xúc tiến thương mại, không hoạt động kinh doanh, không tiến hành thu – chi tiền thì không phải nộp thuế môn bài. Ngoài ra, Văn phòng đại diện (VPĐD) bắt buộc phải có mã số thuế nhưng không phải nộp báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ về sổ sách kế toán theo luật định. VPĐD phải thực hiện nghĩa vụ khấu trừ, kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế nhà thầu khi các khoản chi trả lương, thưởng và phí dịch vụ cho đối tượng chịu thuế được thực hiện. Thêm nữa, VPĐD có thể vẫn thực hiện việc lập báo cáo tài chính nội bộ khi công ty mẹ yêu cầu.

 3. Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào?

3.1 Lệ phí môn bài

Căn cứ theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP về miễn lệ phí môn bài. 

Ngoài ra hiện nay, theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Đồng thời, quy định này cũng nêu rõ văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. 

Như vậy có thể thấy do văn phòng không thực hiện chức năng kinh doanh, do đó văn phòng đại diện không cần phải nộp lệ phí môn bài.

 3.2 Thuế thu nhập cá nhân

Dựa theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân thì cùng với việc nộp lệ phí môn bài, văn phòng đại diện phải có trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập của cá nhân từ tiền công, tiền lương của cá nhân đó trong văn phòng đại diện.

Thủ tục  thực hiện việc nộp thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.

Văn phòng đại diện phải thực hiện thủ tục nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng đối với trường hợp những sắc thuế văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; trường hợp các sắc thuế không phát sinh, văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật M.J đối với vấn đề văn phòng đại diện có phải đóng thuế không? Như vậy theo quy định hiện hành thì do văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, mà chỉ có chức năng thay mặt công ty để đại diện làm việc theo uỷ quyền các công việc vì lợi ích của doanh nghiệp, do đó mà không cần đóng lệ phí môn bài, chỉ phải kê khai thuế khi công ty mẹ yêu cầu.