Cá nhân có được thành lập công ty và chi nhánh cùng một lúc không?
1. Cá nhân có được thành lập công ty và chi nhánh cùng một lúc không?
Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính. Cũng theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
Như vậy, theo những quy định trên cá nhân, tổ chức muốn thành lập chi nhánh của doanh nghiệp thì trước tiên phải tiến hành thành lập doanh nghiệp và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Như vậy có thể thấy, việc cá nhân thành lập song song công ty và chi nhánh là không được, chỉ khi cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mới được mở thêm chi nhánh.
2. Các vấn đề cần phải chú ý khi thành lập chi nhánh
Tuy nhiên để có thể thành lập chi nhánh và đi vào hoạt động hợp pháp, doanh nghiệp cần phải chú ý những vấn đề sau:
2.1 Lựa chọn tên cho chi nhánh
Theo khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
Như vậy, cấu thành của tên chi nhánh sẽ bao gồm các thành tố sau:
– Cụm từ “Chi nhánh”;
– Loại hình doanh nghiệp;
– Tên riêng của doanh nghiệp.
2.2 Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh
Theo khoản 1 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh để tiến hành kinh doanh các ngành, nghề khác với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm thủ tục bổ sung ngành, nghề.
2.3 Các nghĩa vụ tài chính của chi nhánh
Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.
Hiểu đơn giản, hạch toán độc lập là mọi hoạt động tài chính (bao gồm nghĩa vụ thuế) phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh phải thống kê, tập hợp giấy tờ gửi về doanh nghiệp để doanh nghiệp kê khai và quyết toán thuế.
Tuỳ vào việc đăng ký hình thức hạch toán, chi nhánh có thể tự kê khai hoặc được doanh nghiệp kê khai các loại thuế.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật M.J về câu hỏi cá nhân có được thành lập công ty và chi nhánh cùng một lúc không. Như đã trình bày ở trên thì không thể mở cùng song song một lúc, mà sau khi xin được giấy phép thành lập công ty mới có thể mở chi nhánh. Trong trường hợp doanh nghiệp có bất cứ thắc mắc gì về thủ tục mở công ty hoặc chi nhánh, hãy liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.
Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật M.J qua các thông tin sau:
– Zalo: 0814 9 67899
– Email: tuvanluat.mj@gmail.com
– Địa chỉ: Số 139 Phố Kẻ Vẽ, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội