Những vấn đề cần chú ý khi mở địa điểm kinh doanh

Những vấn đề cần chú ý khi mở địa điểm kinh doanh

Khi có nhu cầu mở rộng thị trường kinh doanh, doanh nghiệp thường tiến hành thực hiện mở địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên thì theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu cần phải thực hiện một số điều kiện nhất định để có thể đi vào hoạt động hợp pháp. Thông qua bài viết dưới đây Luật M.J xin đề cập đến những vấn đề cần chú ý khi mở địa điểm kinh doanh để doanh nghiệp có thể nắm được những vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện thủ tục này.

1. Về tên địa điểm kinh doanh

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên chi nhánh như sau:

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

– Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh. 

Ngoài ra, theo Điều 20 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT quy định thêm về tên địa điểm kinh doanh:

– Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

– Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

 

2. Nơi đặt địa điểm kinh doanh

  • Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
  • Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.

3. Phạm vi ngành nghề thực hiện kinh doanh của địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không thể hiện ngành nghề kinh doanh. 

4. Những vấn đề cần lưu ý trong thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh

Thứ nhất, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh theo điểm b khoản 2 Điều 31 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT 

Thứ hai, thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh điểm c khoản 2 Điều 31 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.

– Thứ ba, khai và nộp thuế môn bài: Đối với doanh nghiệp được thành lập mới kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2020 được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập. Trong thời gian được miễn lệ phí môn bài thì doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh cũng được miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC.

Thứ tư, Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính thì công ty sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, Địa điểm kinh doanh phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật M.J đối với những vấn đề cần chú ý khi mở địa điểm kinh doanh. Hiện nay địa điểm kinh doanh không còn là vấn đề xa lạ, tuy nhiên thì không phải ai cũng nắm rõ những quy trình thủ tục cũng như các vấn đề có liên quan. Trong trường hợp còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp tới Luật M.J để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn.