Quy định về đăng ký hoạt động của chi nhánh

Quy định về đăng ký hoạt động của chi nhánh

1. Chi nhánh được hiểu là gì?

Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Chi nhánh có tư cách pháp nhân không

Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

  1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
  2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
  3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
  4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
  5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
  6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Theo đó, có thể thấy rằng chi nhánh doanh nghiệp chỉ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. Như vậy, rõ ràng rằng theo quy định hiện hành của Bộ luật dân sự 2015 và Luật doanh nghiệp 2020 chi nhánh không có tư cách pháp nhân mà chỉ thực hiện một phần hoặc toàn bộ nhiệm vụ khi có sự ủy quyền của pháp nhân (doanh nghiệp) mà thôi.

3. Quy định về đăng ký hoạt động của chi nhánh

Việc đăng ký hoạt động của chi nhánh theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

– Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

– Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

+ Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; 

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

– Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Như vậy để có thể tiến hành đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty, quý doanh nghiệp cần phải thực hiện theo các bước như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật M.J đối với các quy định về đăng ký hoạt động của chi nhánh. Việc thành lập chi nhánh không còn là vấn đề xa lạ, tuy nhiên thì không phải ai cũng nắm rõ được các quy trình để thực hiện hoạt động này. Trong trường hợp còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc về các nội dung liên quan đến mở chi nhánh, hồ sơ trình tự thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp tới Luật M.J để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết hơn.

Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật M.J qua các thông tin sau:

– Zalo: 0814 9 67899

– Email: tuvanluat.mj@gmail.com

– Địa chỉ: Số 139 Phố Kẻ Vẽ, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội