Hà Nam nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Thái Bình. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và vận chuyển hàng hóa. Để có thể hoạt động kinh doanh thuận lợi, nhiều nhà đầu tư đã nghĩ đến việc thành lập công ty, nhưng không biết bắt nguồn từ đâu. Bài viết dưới đây Luật MJ xin tổng hợp những vấn đề cơ bản và cốt lõi nhất giúp độc giả có thể nắm được khái quát hồ sơ, trình tự cũng như thủ tục để có thể thành lập công ty tại Hà Nam.
1. Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Hà Nam
– Luật Doanh nghiệp 2020 ngày 17 tháng 06 năm 2020;
– Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp ngày 01 tháng 04 năm 2021;
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 04 tháng 01 năm 2021;
– Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 3 năm 2021;
2. Có nên thành lập công ty tại Hà Nam không?
Thành lập công ty tại Hà Nam có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là một số lợi ích chính:
- Môi trường kinh doanh ổn định: Hà Nam được biết đến với một môi trường kinh doanh ổn định, ít tranh chấp và có nền kinh tế phát triển.
- Hạ tầng và tiện ích đầy đủ: Hà Nam có hạ tầng giao thông, trường học, bệnh viện và các tiện ích công cộng khác đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và cư dân.
- Chi phí đầu tư thấp hơn: So với các thành phố lớn như Hà Nội và Hải Phòng, chi phí đầu tư và chi phí hoạt động kinh doanh tại Hà Nam thường thấp hơn, giúp giảm bớt áp lực tài chính cho doanh nghiệp.
- Hỗ trợ từ chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương Hà Nam thường có các chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp, bao gồm cả các chính sách thuế, đất đai và tài chính.
- Tiềm năng phát triển kinh tế: Hà Nam đang có sự phát triển nhanh chóng trong các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến, công nghệ cao và dịch vụ, tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp.
- Nguyên liệu và nguồn nhân lực dồi dào: Với đất đai phong phú và nguồn nhân lực dồi dào, Hà Nam có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến nông nghiệp, chế biến thực phẩm và sản xuất.
- Cộng đồng doanh nghiệp đa dạng: Sự đa dạng của cộng đồng doanh nghiệp tại Hà Nam cung cấp cơ hội hợp tác và học hỏi từ các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hoặc ngành khác
3. Những thông tin cần chuẩn bị khi thành lập công ty tại Hà Nam
3.1 Chọn loại hình công ty
Loại hình doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng mà nhà đầu tư cần chuận bị khi định thành lập công ty tại Hà Nam. Nhà đầu tư cần nắm và hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp từ đó xác định loại sao cho phù hợp với nhu cầu và mục đích kinh doanh ban đầu của mình.
Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện nay công nhận 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm:
– Công ty TNHH một thành viên;
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
– Công ty cổ phần;
– Công ty hợp danh;
– Doanh nghiệp tư nhân.
Theo kinh nghiệm tư vấn nhiều năm thì loại hình công ty tnhh và công ty cổ phần đang được đại đa số mọi người lựa chọn nhiều hơn với ưu điểm vượt trội các loại hình này chủ doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính trong phạm vi số vốn mình đã góp vào.
3.2 Lựa chọn xác định tên công ty
Tên công ty là yếu tố quan trọng để khách hàng và đối tác có thể nhận diện và nhận dạng doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh sau này, vì vậy đây cũng là yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần chú ý lưu tâm. Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, hướng dẫn bởi Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi đặt tên cho công ty, các tổ chức, cá nhân cần có những lưu ý sau:
Lưu ý: Hiện nay số lượng công ty được thành lập và đăng ký trên cả nước rất nhiều, do đó khả năng tên công ty bị trùng và tương tự là tương đối lớn, do đó doanh nghiệp nên thực hiện việc tra cứu trên cổng thông tin trước khi tiến hành soạn thảo và đăng ký công ty.
4.3 Lựa chọn người đại diện theo pháp luật cho công ty
Người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ là người đại diện cho cong ty thực hiện các giao dịch như ký hợp đồng, các văn bản hồ sơ thuế, làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó khi lựa chọn người đại diện theo pháp luật, cần phải đáp ứng điều kiện quy định theo pháp luật và cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
3.4 Lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính
Căn cứ theo Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020 trụ sở chính của doanh nghiệp phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam và xác định theo địa giới hành chính.
Trụ sở công ty cũng chính là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp, nơi mà doanh nghiệp trực tiếp giao dịch bàn bạc với khách hàng, đối tác và cơ quan nhà nước. Do đó khi lựa chọn địa điểm làm trụ sở công ty, doanh nghiệp cần phải chú ý những vấn đề sau:
Diện tích và cơ sở vật chất: Trụ sở kinh doanh của công ty cần có diện tích phù hợp để phục vụ hoạt động kinh doanh. Diện tích cụ thể có thể được quy định trong pháp luật địa phương hoặc các quy định cụ thể của ngành công nghiệp hoặc dịch vụ mà công ty hoạt động.
Địa chỉ và vị trí: Địa chỉ của trụ sở kinh doanh cần phải là một địa chỉ hợp pháp và có thể được xác định dễ dàng. Địa chỉ này cần được ghi rõ trong các văn bản đăng ký kinh doanh và các văn bản quan trọng khác của công ty.
Phù hợp với quy hoạch đô thị: Địa điểm đặt trụ sở kinh doanh cần phải phù hợp với quy hoạch đô thị và các quy định về sử dụng đất của địa phương, để đảm bảo không gây ra các vấn đề pháp lý hoặc môi trường.
3.5 Xác định cụ thể số vốn điều lệ định đăng ký
– Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất và được ghi cụ thể vào Điều lệ công ty, tùy vào khả năng tài chính và nhu cầu của doanh nghiệp mà lựa chọn số vốn cho hợp lý.
– Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm đối với số vốn điều lệ của mình đã đăng ký, mà không cần phải chứng minh (trừ một số ngành nghề có điều kiện) do đó không có quy định cụ thể về số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải góp.
Đối với quy định về số vốn điều lệ khi góp vốn thành lập công ty, doanh nghiệp cần chú ý tới một số vấn đề sau đây:
3.6 Xác định và đăng ký ngành nghề mình định sản xuất kinh doanh
– Doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất và kinh doanh những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm, tuy nhiên càn phải thực hiện đăng ký những ngành nghề đó, trường hợp doanh nghiệp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
– Do đó Luật M.J khuyên bạn nên đăng ký rộng để có thể bao quát được hết toàn bộ những ngành nghề mình định hoặc sẽ kinh doanh. Hiện nay pháp luật cho phép doanh nghiệp được tiến hành đăng ký bổ sung ngành nghề, tuy nhiên điều này sẽ dẫn tới mất thêm thời gian và chi phí của doanh nghiệp.
4. Hồ sơ thành lập công ty tại Hà Nam
Sau khi doanh nghiệp đã chuẩn bị được đầy đủ thông tin cơ bản để thành lập công ty tại Hà Nam như trên, doanh nghiệp ngay lập tức có thể bắt tay vào việc soạn thảo hồ sơ. Tuỳ vào loại hình doanh nghiệp mà mình lựa chọn ở bước đầu, công ty tiến hành soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ cho phù hợp. Mặc dù các loại hình khác nhau thì hồ sơ cũng khác nhau, tuy nhiên hồ sơ thành lập công ty tại Hà Nam cơ bản có những tài liệu sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập hoặc danh sách thành viên góp vốn đối với loại hình Công ty TNHH; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ có liên quan như:
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
– Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người thực hiện thủ tục
6.Trình tự thủ tục thành lập công ty tại Thành phố Hà Nam
Để thành lập công ty tại Hà Nam, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Xác định cơ quan đăng ký trực thuộc (nơi tiếp nhận hồ sơ)
– Sau khi đã chuẩn bị thông tin cơ bản và soạn thảo một bộ hồ sơ thành lập công ty hoàn chỉnh phù hợp với quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận để tiến hành nộp hồ sơ.
– Hiện nay việc thành lập công ty tại Hà Nam được thực hiện trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, do đó trước khi đến bước nộp hồ sơ, doanh nghiệp cần lập tài khoản và xác thực tài khoản đăng ký doanh nghiệp trên đó. Thời gian xác thực tài khoản thường là một ngày.
Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí thành lập công ty
– Sau khi đã có tài khoản và xác thực thành công, doanh nghiệp vào trường thành lập công ty, lựa chọn loại hình doanh nghiệp tương ứng và bắt đầu nhập thông tin và đính kèm hồ sơ đã chuẩn bị trước đó. Lưu ý hồ sơ sau khi đã được ký tá cần chuyển sang file pdf để tải lên.
– Thời gian Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nam trả kết quả: 03 ngày làm việc (không tính thứ 7 chủ nhật, những ngày lễ).
Bước 3: Nhận kết quả
– Sau khi hồ sơ thành lập công ty được Sở kế hoạch và đầu chấp thuận, doanh nghiệp sẽ nhận được mail thông báo chấp thuận và bản dự thảo pdf về Giấy đăng ký doanh nghiệp của công ty.
– Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc có sai sót, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo sửa đổi bổ sung, tuỳ theo nội dung thông báo mà doanh nghiệp cần tiến hành thay đổi bổ sung tương ứng.
– Hiện nay tại Thành phố Hà Nam, Giấy chứng nhận được Sở kế hoạch và đầu tư trả theo đường bưu điện nên thời gian nhận bản chính Giấy chứng nhận có dấu của Sở kế hoạch và đầu tư thường sẽ mất thêm 2-3 ngày, dựa vào quá trình chuyển phát.
Bước 4: Khắc dấu và hoàn thiện các thủ tục sau khi thành lập
Sau khi nhận được kết quả từ Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nam, doanh nghiệp cần thực hiện hoạt động khắc dấu tròn và hoàn thiện các thủ tục sau khi thành lập để đảm bảo công ty đi vào hoạt động hợp pháp.
7. Các thủ tục sau khi thành lập công ty tại Hà Nam
Như đã trình bày ở trên, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để doanh nghiệp đi vào hoạt động hợp pháp trên thực tế, công ty cần phải hoàn thiện các vấn đề sau:
– Tiến hành khắc và treo biển công ty tại địa điểm nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp, trong đó trên biển cần thể hiện được những thông tin cơ bản nhất của công ty cụ thể bao gồm: tên công ty, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính.
– Đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp để nộp thuế điện tử, báo cáo thuế và tiến hành xuất hoá đơn (nếu có nhu cầu).
Lưu ý: Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP, từ ngày 01 tháng 07 năm 2022 tất cả doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử. Thời hạn cơ quan thuế giải quyết hồ sơ đăng ký hoá đơn điện tử theo quy định là 01 ngày làm việc.
– Lập tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và tiến hành góp vốn để thuận tiện điều hành cũng như theo dõi dòng tiền của doanh nghiệp.
– Các vấn đề liên quan đến kế toán thuế cho doanh nghiệp;
– Thực hiện các thủ tục liên quan đến vận hành cho công ty như: tuyển dụng lao động, soạn thảo các hợp đồng mẫu, tư vấn tài chính doanh nghiệp,…
8. Các loại thuế cần phải nộp sau khi thành lập công ty tại Hà Nam
Trong qúa trình sản xuất và kinh doanh, công ty cần phải đóng các loại lệ phí và thuế sau đây:
9. Vì sao khách hàng luôn lựa chọn dịch vụ tại Luật M.J
Việc thành lập công ty tại Hà Nam không phải là một vấn đề khó, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp không có thời gian và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn loại hình phù hợp, thì Luật M.J tư vấn doanh nghiệp nên lựa chọn cho mình một bên cung cấp dịch vụ tin cậy để giao phó. Với kinh nghiệm nhiều năm, từ khi đi vào hoạt động, Luật M.J đã trợ giúp cho hàng nghìn công ty đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả.
9.1 Luật M.J tư vấn pháp lý cụ thể, chính xác
Khi lựa chọn dịch vụ Luật M.J để về việc thành lập công ty tại Hà Nam, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc khách hàng tổng hợp các vấn đề pháp lý như:
– Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp với yêu cầu và điều kiện của khách hàng.
– Tư vấn điều kiện như tên doanh nghiệp, vốn, địa điểm làm trụ sở và hướng dẫn chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty;
– Tư vấn cũng như trực tiếp thực hiện soạn thảo hồ sơ thành lập công ty;
– Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thành lập doanh nghiệp (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh, làm dấu pháp nhân, công bố mẫu dấu, thủ tục sau thành lập công ty, dịch vụ tư vấn pháp luật thuế – kế toán, mở tài khoản đầu tư trực tiếp, gián tiếp, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, lao động – bảo hiểm, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ,…;
– Tư vấn toàn diện các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh cho khách hàng.
9.2 M.J là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thành lập công ty tại Hà Nam
Luật M.J là công ty có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực doanh nghiệp, đặc biệt là thủ tục thành lập công ty, công ty chúng tôi còn có đội ngũ chuyên viên tư vấn năng động, nhiệt huyết với khách hàng với kiến thức pháp lý vững vàng, chuyên môn giỏi.
Mỗi năm chúng tôi thành lập cho hàng trăm doanh nghiệp ở khắp Việt Nam. Qua nhiều năm, Luật M.J không chỉ có khách hàng Việt Nam mà khách hàng là các nhà đầu tư chuyên nghiệp của nước ngoài cũng tìm đến và hợp tác với công ty. Đặc biệt ở hai mảng dịch vụ tư vấn pháp lý doanh nghiệp và dịch vụ kế toán thuế.
9.3 Công ty tư vấn pháp lý doanh nghiệp uy tín
Sứ mệnh của Luật M.J là bạn đồng hành tin cậy của các doanh nghiệp. Chúng tôi luôn cố gắng hoàn thiện để mang tới dịch vụ chất lượng tốt nhất với mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng.
Với điểm mạnh về tư vấn doanh nghiệp và dịch vụ kế toán, chúng tôi cung cấp các dịch vụ giải pháp doanh nghiệp trọn gói, nhanh chóng. Cùng với đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản và quy trình quản lý chặt chẽ, khoa học, chúng tôi tự tin cam kết khi sử dụng dịch vụ tại công ty chúng tôi: Nhanh chóng, chính xác, và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.
10. Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nam của Luật M.J
Công ty Luật M.J cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nam trọn gói từ A-Z, doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh chỉ với 3.000.000 VNĐ đồng trên toàn quốc (không phát sinh chi phí) bao gồm:
– Bản chính Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (đã bao gồm lệ phí nhà nước);
– Dấu tròn công ty và dấu chức danh;
– Chữ ký số 3 năm (được kỹ thuật của công ty hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng);
– Hoá đơn điện tử (đã gồm phí khởi tạo);
– Tặng biển Mica 20X30;
– Tặng tài khoản ngân hàng số đẹp của bất cứ ngân hàng nào do doanh nghiệp chọn;
– Hướng dẫn các thủ tục cho cơ quan thuế kiểm địa điểm kinh doanh;
– Làm thủ tục miễn Thuế môn bài 2.000.000 đồng đến 3.0000.000 đồng cho doanh nghiệp;
– Thay mặt công ty tiến hành thông báo phát hành hoá đơn;
– Cung cấp và hỗ trợ dịch vụ kế toán thuế miễn phí tờ khai quý đầu.
Tuỳ trường hợp khách hàng có thoả thuận khác, thì Luật M.J cũng sẽ có những gói dịch vụ cung cấp riêng lẻ tuỳ vào nhu cầu của các bên
11. Các câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục thành lập công ty
Công ty Luật M.J nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến thành lập ty tại Hà Nam. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp do chuyên viên tư vấn tại Luật M.J tổng hợp.
11.1 Nộp hồ sơ thành lập công ty tại Hà Nam ở đâu?
Hiện nay, toàn bộ hồ sơ thành lập công ty đều được thực hiện trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần đăng ký và xác thực tài khoản trên cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp và nộp hồ sơ tại đây.
Thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nam.
11.2 Có cần có hộ khẩu tại Hà Nam để thành lập công ty hay không?
Theo quy định hiện hành, pháp luật không quy định gì về vấn đề này. Do đó việc thành lập công ty tại Hà Nôi không căn cứ vào hộ khẩu thường trú của người thành lập. Chủ sở hữu và các thành viên góp vốn có thể có hộ khẩu thường trú tại bất cứ địa phương nào mà không bắt buộc phải là ở Hà Nam.
11.3 Cần bao nhiêu vốn mới có thể thành lập công ty tại Hà Nam ?
Luật Doanh nghiệp hiện hành không giới hạn số vốn của công ty. Các công ty có thể tùy ý đăng ký vốn điều lệ cao hoặc thấp từ một vài triệu cho đến một vài tỷ. Tuy nhiên, với một số ngành nghề kinh doanh nhất định phải yêu cầu có vốn pháp định.
11.4 Có thể uỷ quyền làm thủ tục thành lập công ty tại Hà Nam không?
Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cho phép ủy quyền làm thủ tục thành lập công ty, trong đó:
– Ủy quyền cho cá nhân: Phải có văn bản ủy quyền;
– Ủy quyền cho tổ chức: Phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ;
– Ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là dịch vụ công ích: Phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ;
– Ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích: Phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục.
11.5 Có thể lựa chọn địa điểm chung cư làm trụ sở chính cho công ty hay không?
Khoản 11 Điều 6 của Luật Nhà ở quy định cấm “Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở”, trừ trường hợp các khu vực chung cư cho phép kinh doanh thương mại. Do vậy, tổ chức, cá nhân cần lưu ý không sử dụng căn hộ chung cư để làm trụ sở công ty.
Nếu vi doanh nghiệp cố tình vi phạm quy định trên sẽ bị xử phạt với mức 20 – 40 triệu đồng (theo điểm e khoản 1 Điều 70 Nghị định 16/2012/NĐ-CP).
11.6 Công ty chưa có doanh thu, chi phí có phải kê khai và nộp thuế hay không?
Sau khi thành lập công ty tại Hà Nam, mặc dù doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu trên thực tế, không phát hành hóa đơn và cũng chưa có lợi nhuận thì doanh nghiệp chưa phải thực hiện việc nộp thuế (trừ thuế môn bài các năm sau năm đầu thành lập), tuy nhiên vẫn phải thực nộp tờ khai thuế hàng quý đầy đủ,
Trường hợp doanh nghiệp không biết, không tiến hành nộp chậm không không nộp tờ khai, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm của mình.
11.7 Thành lập công ty có cần bằng cấp không?
Pháp luật hiện nay không quy định về điều kiện bằng cấp khi thành lập công ty tại Hà Nam, do đó chỉ cần đáp ứng các điều kiện về người đại diện theo pháp luật, các thông tin cơ bản và có hồ sơ hợp lệ như Luật M.J tư vấn như trên, không cần có bằng cấp doanh nghiêp vấn có thể thực hiện thành lập công ty tại Hà Nam mà không phụ thuộc vào bằng cấp.
11.8 Công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công chức và viên chức là một trong những cá nhân không có quyền thành lập cũng như quản lý công ty tại Việt Nam. Do đó nếu là công chức và viên chức thì không thể thành lập công ty tại Hà Nam.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật M.J về việc thành lập công ty tại Hà Nam. Trong quá trình thực hiện và tìm hiểu có bất cứ vấn đề gì hãy liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được hướng dẫn một cách chi tiết và cụ thể nhất. Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật M.J qua các thông tin sau:
– Zalo: 0814 9 67899
– Email: tuvanluat.mj@gmail.com
– Địa chỉ: Số 139 Phố Kẻ Vẽ, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội