Khi nào doanh nghiệp cần phải thực hiện kê khai thuế
1. Kê khai thuế là gì? Tại sao doanh nghiệp phải kê khai thuế?
Để có thể vận hành xã hội, cũng như nâng cao đời sống, phát triển cơ sở hạ tầng cho người dân thì Nhà nước phải trích ra một nguồn ngân sách phục vụ cho xã hội. Và nguồn ngân sách này chủ yếu được thu từ những loại thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, lao động…
Theo đó có thể hiểu thuế là một khoản bắt buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Hiện nay ở nước ta có nhiều sắc thuế khác nhau với những đối tượng chịu thuế cụ thể. Có thể khái quát, phân loại thành thuế gián thu và thuế trực thu. Hoặc cũng có thể phân loại thành ba loại thuế cơ bản là thuế thu nhập (gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp); thuế tiêu dùng (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng); thuế tài sản (thuế bất động sản và thuế động sản).
Thuế có sự ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của nền kinh tế một quốc gia cũng như để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Do vậy nghĩa vụ đóng thuế là một nghĩa vụ bắt buộc của các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng phải nộp thuế.
Và để nộp thuế thì cá nhân, tổ chức phải có hành động kê khai thuế (Tax Declaration) – một thuật ngữ khá phổ biến trong kinh doanh cũng như dưới góc độ pháp lý. Xét về góc độ pháp luật thì kê khai thuế được hiểu đơn giản là việc cá nhân hoặc tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế phải tiến hành trình bày các hồ sơ và số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đến cho cơ quan quản lý thuế. Việc kê khai thuế sẽ được thực hiện trên tờ khai thuế, đây là một văn bản được lập theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai các thông tin theo yêu cầu nhằm xác định số thuế mà người nộp thuế phải nộp.
2. Doanh nghiệp chưa phát sinh thuế có phải báo cáo thuế không?
Theo quy định tại điểm a.1 khoản 1 điều 16 thông tư 156/2013/TT-BTC thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý thì không phải khai thuế.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý thì vẫn phải kê khai thuế.
Theo quy định tại khoản 3, điều 7, Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, bao gồm cả doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp chưa hoặc không có phát sinh hoạt động mua bán. Doanh nghiệp mới chỉ không phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT nếu thuộc các trường hợp sau:
+ Chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế;
+ Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu.
Như vậy, theo quy định hiện hành doanh nghiệp mới thành lập chưa phát sinh thuế thì vẫn phải báo cáo thuế.
3. Khi nào doanh nghiệp cần phải thực hiện kê khai thuế
3.1 Lệ phí (thuế) môn bài
Lệ phí môn bài là khoản tiền doanh nghiệp phải nộp hàng năm khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, dựa trên số vốn điều lệ được ghi trên giấy chứng nhận chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc doanh thu (với hộ và cá nhân kinh doanh).
Theo quy định hiện hành thì các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh đều phải nộp lệ phí môn bài trừ trường hợp: Doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc mới chuyển từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian 03 năm tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu tiên.
Doanh nghiệp khi kết thúc thời hạn được miễn lệ phí môn bài thì phải tiến hành nộp thuế môn bài:
- Nếu thời gian miễn lệ phí môn bài kết thúc trong 06 tháng đầu năm, hạn nộp là 30/7 cùng năm.
- Nếu thời gian miễn lệ phí môn bài kết thúc trong 06 tháng cuối năm, hạn nộp là 30/1 năm đó.
3.2 Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu, được tính trên giá trị gia tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả khi mua bán, sử dụng. Dù vậy, người trực tiếp tiến hành nghĩa vụ đóng thuế với Cơ quan thuế lại là doanh nghiệp, đơn vị sản xuất,…
Trong trường hợp doanh nghiệp tự tính thuế GTGT thì hạn nộp thuế cũng là hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 9, Nghị định 126 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 20 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế, Người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.
Các doanh nghiệp mới thành lập kê khai thuế GTGT theo quý theo phương pháp trực tiếp, nộp mẫu tờ khai cụ thể như sau:
+ Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng trên giá trị gia tăng theo mẫu số 03/GTGT
+ Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng trên doanh thu theo mẫu số 04/GTGT
3.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế được tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, trừ đi những khoản chi phí hợp lý khác theo quy định của Luật thuế TNDN. Tất cả doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều phải nộp thuế TNDN khi phát sinh thu nhập.
Doanh nghiệp sẽ phải tiến hành nộp thuế TNDN theo quý, hạn nộp là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật M.J đối với vấn đề khi nào doanh nghiệp cần phải thực hiện kê khai thuế. Như vậy như đã phân tích ở trên mặc dù không phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp vẫn cần phải tiến hành kê khai thuế. Tuỳ vào loại lệ phí, thuế mà doanh nghiệp phải tiến hành nộp tờ khai theo thời gian khác nhau, trường hợp kê khai chậm có thể bị xử lý theo quy định. Để được tư vấn cụ thể hơn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thuế chuyên nghiệp hãy liên hệ trực tiếp tới Luật M.J để được hướng dẫn chi tiết hơn.
Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật M.J qua các thông tin sau:
– Zalo: 0814 9 67899
– Email: tuvanluat.mj@gmail.com
– Địa chỉ: Số 139 Phố Kẻ Vẽ, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội