Chủ sở hữu doanh nghiệp có nên cắt giảm nhân sự đồng loạt không?

Chủ sở hữu doanh nghiệp có nên cắt giảm nhân sự đồng loạt không?

Chủ sở hữu doanh nghiệp có nên cắt giảm nhân sự đồng loạt không?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 12/2022 NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, người sử dụng lao động trong quá trình cắt giảm nhân sự, nếu không chú ý thì có thể bị xử phạt về lỗi sau đây:

– Cắt giảm lao động mà không ra thông báo bằng văn bản cho người lao động biết về việc họ bị chấm dứt hợp đồng lao động: Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng.

– Cho người lao động thôi việc khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc gặp lý do kinh tế mà không trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) hoặc không thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người lao động: Phạt tiền 05 – 10 triệu đồng.

– Cho người lao động thôi việc do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản mà không lập phương án sử dụng lao động hoặc có lập nhưng không đầy đủ các nội dung hoặc không trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: Phạt tiền 05 – 10 triệu đồng.

– Cắt giảm nhân sự nhưng không thanh toán đủ lương, tiền trợ cấp, tiền bồi thường, không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động: Phạt từ 01  – 20 triệu đồng tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm.

Ngoài ra trường hợp doanh nghiệp không tìm hiểu quỹ các quy định của pháp luật, khi tự ý cắt giảm nhân sự còn có thể phải bồi thường cho người lao động.

Trường hợp cắt giảm nhân sự không đúng quy định, doanh nghiệp sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không chỉ phải nhận lại người lao động trở lại làm việc mà còn phải bồi thường cho người đó.

Mức bồi thường giữa người lao động đồng ý quay lại làm việc và những người từ chối trở lại là khác nhau. Cụ thể:

– Trường hợp đồng ý trở lại làm việc, doanh nghiệp phải bồi thường cho người lao động các khoản sau:

  • Tiền lương, tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) trong thời gian người lao động không được làm việc.
  • Trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

– Trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, doanh nghiệp phải bồi thường các khoản sau:

  • Tiền lương, tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) trong thời gian người lao động không được làm việc.
  • Trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
  • Trả trợ cấp thôi việc.

– Trường hợp không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người đó đồng ý, doanh nghiệp phải bồi thường các khoản sau:

  • Tiền lương, tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) trong thời gian người lao động không được làm việc.
  • Trả trợ cấp thôi việc.
  • Bồi thường thêm ít nhất 04 tháng tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

 Như vậy theo đó để cắt giảm nhân sự, chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật. Theo đó không nên cắt giảm nhân sự một cách đồng loạt không đúng luật, sẽ phải chịu nhiều rủi ro lớn. Để có thể được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này hãy liên hệ trực tiếp tới Luật M.J để chúng tôi giải đáp một cách nhanh chóng.

Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật M.J qua các thông tin sau:
– Zalo: 0814 9 67899
– Email: tuvanluat.mj@gmail.com
– Địa chỉ: Số 139 Phố Kẻ Vẽ, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội