Những vấn đề cần chú ý khi mở văn phòng đại diện

Những vấn đề cần chú ý khi mở văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là loại hình giúp doanh nghiệp thay mặt công ty để tiếp cận và thực hiện các giao dịch đối với khách hàng, đối tác kinh doanh. Ngoài ra văn phòng đại diện còn giúp doanh nghiệp thăm dò thị trường mới trong trường hợp công ty định mở rộng quy mô kinh doanh tại thị trường mới. Vậy những vấn đề cần chú ý khi mở văn phòng đại diện là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật M.J để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

1. Văn phòng đại diện là gì? 

Căn cứ khoản 2 điều 45 luật doanh nghiệp 2014, Văn phòng đại diện (VPĐD)  là: “đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”

2. Những vấn đề cần chú ý khi mở văn phòng đại diện

2.1 Chức năng của văn phòng đại diện

  • Thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc;
  • Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới;
  • Tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của công ty,…
  • Không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác.

2.2 Một doanh nghiệp được thành lập bao nhiêu văn phòng đại diện?

 Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, pháp luật không giới hạn số lượng văn phòng đại diện của một công ty. Do đó doanh nghiệp có quyền lập nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính. 

2.3 Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?

Không, căn cứ vào Điều 92 của Bộ luật dân sự: “Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.”

2.4 Thủ tục mở văn phòng đại diện như thế nào

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3:  Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.

2.5 Hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện

Một trong những vấn đề mà doanh nghiệp cần chú ý khi mở văn phòng đại diện đó là chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ để thực hiện thủ tục này. Theo đó căn cứ vào quy định hiện hành, hồ sơ mở văn phòng đại diện bao gồm:

  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; 
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện;
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện.

Trên đây là một số tư vấn của Luật M.J về những vấn đề cần chú ý khi mở văn phòng đại diện. Hãy liên hệ ngay tới Hotline cũng như các thông tin liên lạc trực tiếp của chúng tôi nếu Quý khách hàng vẫn còn vướng mắc về quy trình, thủ tục hay những giấy tờ cần chuẩn bị trước khi mở văn phòng đại diện.

Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật M.J qua các thông tin sau:

– Zalo: 0814 9 67899

– Email: tuvanluat.mj@gmail.com

– Địa chỉ: Số 139 Phố Kẻ Vẽ, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội