Tự ý tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo
1. Khi tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp có phải thông báo không?
Căn cứ Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh như sau:
Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
- Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:
- a) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
- b) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- c) Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
- Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.”
Theo đó, khi đơn vị tạm ngưng kinh doanh thì phải làm thủ tục thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trách nhiệm thông báo thuộc về doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh. Và phải thực hiện thông báo chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Bên cạnh đó, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có thể yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 206 nêu trên.
2. Tự ý tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 50 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác như sau:
Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
…
- c) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
…
- c) Buộc thông báo về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Theo đó, hành vi không thông báo tạm ngừng kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, đơn vị bị xử phạt có trách nhiệm thông báo về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Mức phạt tiền này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Do đó để tránh trường hợp bị xử phạt, doanh nghiệp khi tạm ngừng nên thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp còn bất cứ điều gì thắc mắc về thủ tục cũng như hồ sơ của việc tạm ngừng kinh doanh hãy liên hệ trực tiếp tới Luật M.J để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn chi tiết hơn.
Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Luật M.J qua các thông tin sau:
– Zalo: 0814 9 67899
– Email: tuvanluat.mj@gmail.com
– Địa chỉ: Số 139 Phố Kẻ Vẽ, Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội